Paris liệu có xa hoa như bạn từng tưởng tượng?

Published on 2021-04-10

Một câu chuyện tự sự kể lại của một người từng có cơ hội tới thủ đô Paris, nơi được mệnh danh là xứ hoa lệ thuộc hàng bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, sự thật không như chúng ta nghĩ. Đằng sau những hào nhoáng, xa hoa thì thế giới thực đan xen trong đó thật khiến ta cảm thấy khập khiễng.

Cuộc sống đầy rẫy phức tạp

Tôi mất khoảng 1h để di chuyển bằng chuyến tàu lửa chạy ì ạch từ sân bay Charles de Gaulle để về tới vùng ngoại ô nước Pháp, dừng chân ở ga tàu Le Bourget. Và tôi đã nhận thấy thủ đô của Pháp từ ga tàu đầu tiên không hề giống như tôi đã tưởng tượng. Đó là hình ảnh của hai người ăn mày da trắng đi từ toa tàu này tới toa khác để xin tiền, trong đó một người vác đàn, một người ngả sẵn mũ. Lần tới thăm người bạn này, trước đó bạn đã dặn tôi nhớ mua sim điện thoại để có thể thuận tiện cho việc đón nhau ở ga tàu, nhưng vừa do chủ quan vừa do muốn chủ động làm mọi thứ nên chỉ bảo bạn cho số nhà và tôi sẽ tự tới. Quả thật là dại khi rất khó khăn để thực hiện tới mục đích. Vì dân ở đây rất ít nói tiếng Anh, chưa kể họ xác nhận rằng địa chỉ mà tôi đến không nằm ở đây, cho rằng tôi đã bị lạc đường.

Mỗi người mỗi ý, mà khu nhà ga này lại không có một chiếc taxi nào để tôi có thể nương tựa, thậm chí bưu điện hay trạm điện thoại công cộng cũng không có. Lác đác những chiếc xe buýt đón người chốc lát rồi đi. Tôi dần trở nên co ro vì cái rét lạnh buốt ngoài trời, và 1 giờ đồng hồ trôi qua tôi vẫn đang loay hoay ở trạm. Đã 5h chiều và tôi đang cô độc ngồi đây, giữa những người không cùng huyết thống, không cùng chủng tộc, và cũng không thể giao tiếp. Chưa kể có một người phụ nữ gốc Á có tới và nói thầm dặn tôi nhớ chú ý về tiền bạc và túi xách, khiến cho tôi càng thêm sợ hãi. Cô ta còn cho biết thêm khu này đông dân nhập cư Châu Phi nên rất lộm nhộm, nạn cướp giật triền miên.

Thảo nào tôi thấy ga tàu ở đây gần như là dân Phi tới 100%, quãng đường để tới đây cũng vắng lặng và hẻo lánh như thế ở Nigeria hay Kenya xa xôi. Đi lại trong ga tàu là những gã có gương mặt bặm trợn, có thể là đầu trọc lốc hay xăm mình rất đáng sợ, xỏ khuyên tùm lum, phong cách ăn mặc dạng hiphop đường phố. Và sau 2h trôi qua vô nghĩa, tôi quyết định mượn điện thoại của 1 thanh niên gần đó để liên lạc với bạn. Sau khi bạn đưa về nhà, có nói với tôi rằng đây là một khu vực phức tạp và siêu tệ nạn, nhất là trộm cắp. Dù bạn tôi đang ở trong một ngôi nhà kín cổng cao tường thì trộm vẫn có thể lẻn vào và lấy đi chiếc xe đạp, rồi một chị bạn cũng bị giật mất túi xách khi đi bộ từ ga tàu tới Le Counneuve. Những chiếc xe hơi đỗ ngoài đường thì thường xuyên bị bẻ gương và đập vỡ kính để lấy đi đồ đạc bên trong xe. Mọi người ở đây luôn dặn nhau phải chú ý tới tiền bạc và hộ chiếu cá nhân của mình khi đi ra ngoài.

Nghịch cảnh ở thủ đô xa hoa bậc nhất

Quay về câu chuyện thủ đô Paris, không ai có thể phủ nhận vẻ đẹp xa hoa của nó từ cả trăm năm nay. Tuy nhiên, vẻ đẹp ấy đặt trên một bối cảnh trái ngược vô cùng nghèo khổ. Đó là những tốp người vô gia cư ngồi la liệt một quãng kể từ tòa tháp. Ở quang đường hầm xuống ga ở trung tâm được bày bán đủ thứ y như hàng rong mà chúng ta vẫn thấy ở các nước kém phát triển. Người bán hàng đa phần là những người gốc Ấn hoặc gốc Phi, với đủ các mặt hàng từ đồ may mặc tới ăn uống, y như những khu chợ cóc mà nước ta vẫn la liệt tự phát ở các khu dân cư.

Người vô gia cư ngủ trên những chiếc ghế đá dọc đường vào nhà ga đã rất cũ kỹ và nhốn nháo của Paris. Trong khi ngoài kia là những chiếc xế hộp sang trọng đang bon bon trên đường thì phía dưới tàu điện ngầm là những phương tiện lạc hậu mà đa phần đến từ dân nhập cư. Các đồng hương mà tôi quen ở đây luôn dặn tôi phải chú ý tiền bạc và chớ có nhìn chằm chằm vào người lạ. Tôi chợt nhớ tới có lần gặp một người đàn ông chơi nhạc bên cạnh dàn âm thanh cỡ lớn đã hét lên với tôi bằng vài câu tiếng Pháp khi thấy tôi chụp hình họ. Và chỉ cần tôi thả chút tiền vào chiếc mũ đặt sẵn thì ông ta cười tươi ngay.

Được biết, Paris đón gần 40 triệu du khách đến từ khắp thế giới mỗi năm, và hầu hết họ đều không quên đến ngắm tháp Eiffel. Họ chen chúc nhau xếp hàng chờ trèo lên tháp, và sự đông đúc đó kéo theo các dịch vụ la liệt nhằm ăn theo kiếm tiền. Đó là những người gốc Phi đi bộ để bán chui các mô hình tháp thu nhỏ với giá chỉ bằng khoảng một nửa so với trong các cửa hàng. Họ chèo kéo khách hàng mua đồ bằng được, và cứ thấy cảnh sát tới là bỏ chạy tán loạn. Rồi những người chơi nhạc cụ để xin tiền cũng đông vô cùng. Bên cạnh đó là những bộ phận kiếm tiền bằng cách giả làm tượng để cho khách chụp hình cùng.

>>> Xem thêm: Ca sĩ Kim Ngân làm ăn xin ở Mỹ, lần đầu cho quay hình

Thật sự trái ngược những cảnh đời đó so với các tốp người sang trọng đang rảo bước trên đường, rồi những cửa hiệu bán toàn đồ hãng đắt đỏ dọc 2 bên phố. Thật sự Paris không hoa lệ như tôi và các bạn nghĩ. Nó vẫn tồn tại song hành giữa 2 tầng lớp đối nghịch từ năm này qua năm khác. 

>>> Đón đọc các tin tức trên kenhtruyenhinh

Enjoyed this video?
"No Thanks. Please Close This Box!"