Vì sao Ánh Viên không còn bất lợi khi bơi làn ngoài cùng?
Trước đây, khi tham gia bơi lội thì làn ngoài cùng luôn làm khó kình ngư Ánh Viên, bởi sẽ có những đợt sóng được cộng hưởng kể cả trong lẫn ngoài. Tuy nhiên, lần này thì khác, mọi rào cản đều được phá vỡ và có thể gây áp lực cho Ánh Viên nữa.
Ánh Viên sẽ bơi làn ngoài ở Olympic 2020
Tại bảng đấu vòng loại với cự ly 200m bơi tự do, Ánh Viên sẽ phải thi đấu ở làn số 8, nghĩa là bơi làn ngoài cùng.
Ban tổ chức cuộc thi thường phân tích vị trí lựa chọn thi đấu của các kình ngư dựa vào thành tính trước đó. Nếu kình ngư có thành tích tốt nhất sẽ được bơi ở làn 4, 5 ở. Việc cho các kình ngư mạnh hơn bơi ở các làn giữa sẽ giúp cho khán giả có thể quan sát được tốc độ của họ.
Cách bố trí này với nhiều vận động viên sẽ cho là bất lợi. Bởi, khi bơi tay và chân được phải đập dưới nước và tạo ra luồng sóng. Những đợt sóng này sẽ đập vào thành bể và đánh ngược lại, điều này sẽ làm nguồn nước bị rối gây ra lực cản.
Liệu bơi làn ngoài cùng có phải là bất lợi?
Trong một nghiên cứu của Hocking và Hutchinson, nếu các vận động viên bơi sát bể sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Thế nhưng, những bất lợi này chỉ là khó khăn của trước đây, đã được HLV Jon Rudd trải nghiệm và đưa ra kết luận. Ông chia sẻ rằng: “Ở hầu hết giải quốc tế, bể bơi hiện nay thiết kế 10 làn bơi, nhưng hai làn ngoài cùng để trống. Điều đó hạn chế gần như hoàn toàn các tác động từ sóng dội vào tường, vì mỗi làn bơi rộng 2,5m. Đoạn dây thừng phân làn cũng đã thay đổi so với trước đây. Chúng có tác dụng cản trở sóng dạt sang giữa các làn bơi. Yếu tố cuối cùng là các bể hiện tại thường sâu 3m, so với 2m như trước đây. Khoa học chứng minh rằng bể càng sâu càng ít luồng nước nhiễu.”
Thực tế cho thấy, đã có không ít kình ngư đạt huy chương vàng Olympic cũng như lập được kỉ lục thế giới khi đang bơi ở những làn ngoài cùng. Minh chứng là Tunisia Ahmed Hafnaoui bơi ở làn số 8 và bất ngờ giành được ngôi vô địch tại chung kết Olympic 2020, nội dung 400m.
YNT